Di tích lịch sử và lễ hội truyền thống Di tích lịch sử và lễ hội truyền thống

1. Đình Yên Thái

   Đình Yên Thái tên tự là Quán Linh Từ, một ngôi đình cổ thuộc thôn An Thái, tổng Thuận Mỹ, huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức trước kia, nay là số 8 ngõ Tạm Thương, phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là nơi thờ Nguyên phi Hoàng Thái hậu Ỷ Lan. Thời vua Lý Thánh Tông, khu vực này nằm ở phía Đông Đại nội. Ỷ Lan tên thật là Lê Thị Yến sinh ngày 7-3 năm Giáp Thân (1044), Bà quê làng Thổ Lỗi, sau đổi thành Siêu Loại, Thuận Thành, Bắc Ninh, nay là xã Dương Xá thuộc huyện Gia Lâm - thành phố Hà Nội. 

   Năm Quý Mão 1063, vua cho dựng cung Động Tiên của bà Ỷ Lan để ở, có dinh quan Thái giám liền bên để trông nom, bảo vệ. Cũng chính tại nơi đây, bà Ỷ Lan đã sinh ra Hoàng Thái tử Càn Đức, tức vua Lý Nhân Tông. Bà đã vượt lên định kiến của giai cấp phong kiến đối với phụ nữ, giúp phụ nữ chăm lo sản xuất trồng dâu, nuôi tằm, xe tơ dệt lụa, … Bà mở kho cứu đói cho dân nghèo, cho cung nữ, người cao niên và người ở đợ về xây dựng gia đình, còn chu cấp tiền bạc sống đến trọn đời. Bà đàm đạo với các bậc túc tăng kỳ lão tại chùa Trấn Quốc để phát triển đạo phật hưng thịnh thời Lý.

 

 

 

   Bà tạ thế ngày 25/7 năm Đinh Dậu (1117) hưởng thọ 73 tuổi để lại niềm tiếc thương cho nhân dân Đại Việt. Tại quê nội Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh bà được nhân dân xây lăng tẩm và bia đá ghi danh người.Sau khi bà mất, Đình Yên Thái được xây dựng từ ngôi đền thờ bà Ỷ Lan, sau này là đình. Di tích này còn lưu giữ nhiều di vật quý, được Nhà nước xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 1995. 

   Từ năm 2000 – 2010 đình Yên Thái được UBND Thành phố Hà Nội quan tâm về chủ trương. Quận ủy, UBND Hoàn Kiếm đầu tư ngân sách trùng tu, tôn tạo với quy mô lớn theo kiến trúc thời Lý, đã được tổ chức gắn biển công trình trong dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội và được tổ chức lễ hội qui mô cấp quận trong dịp 1000 năm Thăng Long Hà Nội và gần đây nhất năm 2017

 

2. Đình Tú Thị

   Đình Tú thị tại 2A phố Yên Thái phường Hàng Gai thờ ông tổ nghề thêu Lê Công Hành. Ông Lê Công Hành tên thật là Trần Quốc Khái sinh ngày 18 tháng Giêng năm Bính ngọ (1606) tại làng Quất Động. Ông đỗ tiến sỹ đời vua Lê Thần Tông (1637). Năm 40 tuổi triều đình cử ông đi sứ Trung quốc. Để thử tài sứ thần Việt nam, họ nhốt
ông lên lầu cao, rút bỏ thang không mang cơm nước đến. Trên lầu chỉ thấy một bàn thờ có dựng hai chiếc lọng xanh, đỏ. Phía trên nghi môn thêu rồng, phượng. Tượng Di lặc bụng to sơn đen đặt giữa bệ,có bát hương và vò nước cúng. Bụng đói mềm, ông tò mò sờ vào tượng, cậy móng tay tượng bung ra một miếng, bóp thấy vụn như bột bánh khảo, ông vui mừng khôn xiết. Hàng ngày, ông cứ bẻ dần chân tay tượng bằng bánh khảo để ăn và uống nước cúng đồng thời ông tháo nghi môn, gỡ từng sợi chỉ thêu rồng, phượng xem cách họ thêu. Càng xem ông càng say mê, ông nhập tâm sau khi về nước. ông đem nghề thêu dạy cho dân làng Quất Động, làng Hướng Dương và một số làng khác ở Mỹ Đức, Hoài Đức. Ông làm quan dưới triều Lê, tới chức Thượng thư Bộ Công, ông lập được nhiều công trạng được vua ban quốc tính họ Lê. Kể từ đó ông có tên là Lê Công Hành. Ông mất ngày 12/6 năm Tân Sửu (1661) thọ 56 tuổi. 

   Nhân ngày di sản văn hóa 23/11/2015, nhân dân và cán bộ phường Hàng Gai vinh dự được đón các đồng chí lãnh đạo Thành phố và quận Hoàn Kiếm tới dự lễ khánh thành và đón nhận bằng xếp hạng di tích "Kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia".

 

 

3. Đình Cổ Vũ

   Đình cổ vũ hiêṇ tọa lạc tại số 85 phố Hàng Gai, phường Hàng Gai, quâṇ Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nôị. Trước đây, di tích thuôc̣ xóm Đông, phường Cổ Vũ, tổng Tiền Túc, huyêṇ Thọ Xương, phủ Phụng Thiên. Tồn tại ngay trong lòng “Khu phố cổ Hà Nôị” với môṭ hệ truyền thuyết đầy tính lịch sử và triết học, đình Cổ Vũ đã tôn Bạch Mã Đại Vương - vị thần trấn giữ phía Đông và Linh Lang Đại Vương - vị thần trấn giữ phía Tây kinh thành Thăng
Long làm Thành hoàng. Ngoài ra, di tích còn thờ Bảo Ninh công chúa phu nhân của Châu Mục Châu Chân Đăng dưới triều vua Lý Nhân Tông (1072 - 1128). Trải qua thời gian dài tồn tại, ngôi đình đã được trùng tu sửa chữa nhiều lần qua các năm Mâụ Tuất niên hiêụ Cảnh Hưng thứ 39 (1778), Tự Đức năm Tân Tỵ (1881). Hướng tới kỷ niêṃ 1000 năm Thăng Long - Hà Nôị, được sự quan tâm của Đảng ủy, Ủy ban nhân dân các cấp, di tích đình Cổ Vũ được trùng tu lớn vào năm Đinh Hợi (2007) quy mô giữ nguyên vẹn đến hiêṇ nay.

   Đình Cổ Vũ còn là nơi bảo lưu bộ sưu tâp̣ di vâṭ văn hóa có giá trị lịch sử. Trong đó có 3 tấm bia đá cổ mang giá trị đăc̣ biêṭ hơn cả, bia sớm nhất dựng năm Mâụ Tuất niên hiêụ Cảnh Hưng thứ 39 (1778), bia muôṇ nhất dựng năm Tân Tỵ, niên hiêụ Tự Đức thứ 34 (1881), có nôị dung ghi viêc̣ xây dựng, trùng tu, sửa chữa và biểu dương những người công đức. Phần đóng góp không nhỏ để nâng cao giá trị của di tích còn có hệ thống các đạo sắc phong thần dưới triêụ đại Nguyễn: Duy Tân năm thứ 3 (1909); Khải Định năm thứ 9 (1924), ngoài viêc̣ giới thiêụ về công tích và sự nghiêp̣ của các vị thần được thờ, các di vâṭ này còn minh chứng cho sự ra đời sớm của đình Cổ Vũ.

   Hàng năm, vào dịp xuân thu nhị kỳ tại đình Cổ Vũ chính quyền và nhân dân địa phương lại tề tựu đông đủ để tổ chức tế lễ để tưởng nhớ công đức của các vị thần. Ngày 16 tháng 4 (âm lịch) là ngày hóa thần Bạch Mã, ngày 12 tháng Chạp là ngày hóa của thần Linh Lang.

   Năm 2016, đình đã được xếp hạng di tích lịch sử cấp thành phố.

 

 

4. Đình Hà Vĩ

   Đình Hà Vĩ ở phố Hàng Hòm hiện nay do thợ sơn quê gốc ở làng Hà Vĩ – phủ Thường Tín – tỉnh Hà Đông di cư ra Hà Nội đến lập nghiệp ở phố Hàng Hòm lập nên thờ vọng ông tổ nghề sơn tên là Trần Lư.

   Theo nhiều nguồn sử liệu ghi chép thì Trần Lư (còn có tên là Lương) người làng Bình Vọng – Thường Tín – Hà Đông. Khi ông đi sứ qua Trung Quốc học được nghề sơn son thếp vàng ở tỉnh Hà Nam đem về truyền cho dân làng cùng các làng dân làng xung quanh như Hà Vĩ, Bình Vọng, Hạ Thái, Duyên Trường. Vào giữa Thế kỷ XIX, một số dân làng Hà Vĩ – Phủ Thường Tín – Tỉnh Hà Đông di cư ra Hà Nội, lập nghiệp làm nghề làm rương hòm và sơn rương hòm tại phố Hàng Hòm. Dần dần dân ở đây thành một khu dân mới có cùng gốc quê. Để tưởng nhớ quê hương và ông tổ nghề, dân Hà Vĩ ở phố Hàng Hòm đã xây dựng đình để thờ vọng ông tổ nghề sơn là Trần Lư ( ông đã được dân làng thờ chính ở quê hương).

   Trần Tướng Công (tức Trần Lư) tự là Tu Khê. Ông sinh năm Canh Dần (1470). Năm 32 tuổi ông đỗ tiến sỹ khoa thi Nhâm Tuất, niên hiệu Cảnh Thống 5 (1502), đời vua Lê Hiến Tông. Gia phả ghi rõ : ông nắm vững nghề vẽ bằng sơn và truyền cho dân làng đều biết nghề này do ông ( thể hiện ở câu trong gia phả: Dĩ tự tiên sinh nhi toàn hương tri thủ nghệ). Ngoài ra, gia phả còn ghi đôi câu đối treo ở nhà thờ ông nói lên tài năng, học vấn và tay nghề của ông.

   Năm 2014, đình đã được xếp hạng di tích Lịch sử - Nghệ thuật cấp thành phố.

Bình chọn Bình chọn

Theo bạn, giao diện Cổng thông tin điện tử phường đã đẹp hay chưa?